ChatGPT đã trở thành một đề tài phổ biến với khả năng trả lời các câu hỏi một cách khá thân thiện, dễ sử dụng ngay cả với những người mới bằng ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản. Chính vì thế, ChatGPT được nhiều người cho rằng nó có thể thay đổi câu chuyện trong việc giáo dục về công nghệ, và đương nhiên blockchain cũng là một trong những chủ đề được quan tâm.
Sự ra đời của công nghệ blockchain đã thay đổi đáng kể cách người dùng nhận thức cũng như tiếp cận việc lưu trữ và giao dịch dữ liệu. Dù hiện nay vốn đã trở nên quen thuộc hơn đối với những người đam mê tiền mã hoá, blockchain vẫn còn là một lĩnh vực đầy thách thức những người mới khám phá.
Công nghệ blockchain, trước đây chỉ được sử dụng với các ứng dụng liên quan đến tiền mã hoá, giờ đây cũng nhanh chóng được các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp khác. Dù các công cụ thông thường được các nhà phát triển sử dụng để phát triển hợp đồng đều rất ấn tượng. Tuy nhiên, đối với các nhà phát triển blockchain mới mẻ, thì một ứng dụng như chatGPT có thể là một cứu cánh hữu hiệu nhờ tính đa chức năng của mình.
Dưới đây là năm cách mà ChatGPT có thể giúp cho các nhà phát triển Blockchain
1. Nghiên cứu thị trường
ChatGPT có thể giúp những người dùng muốn thu thập một số phân tích từ một dự án Blockchain hoặc một lĩnh vực, và giúp họ có thể đưa ra quyết định về sự phát triển và quá trình tương lai cho dự án của mình. Bạn cũng có thể cung cấp dữ liệu về lịch sử thị trường cho chatGPT để dự báo xu hướng trong tương lai. Với một lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc, bao gồm các bài báo và bài đăng trên mạng xã hội, ChatGPT có thể mang lại kết quả sâu sắc cho việc phân tích yếu tố tâm lý thị trường.
2. Tạo Hợp đồng thông minh
ChatGPT có khả năng tạo được code hợp đồng thông minh cho blockchain. Bạn chỉ cần cung cấp cho nó các tham số và điều kiện cần thiết, và nhanh chóng, ChatGPT sẽ tạo cho bạn một bộ code với tỷ lệ lỗi thấp ấn tượng. Ngoài ra, bởi vì ChatGPT là một mô hình dựa trên NLP, nên nó có thể tạo ra các biện minh cho logic của hợp đồng và cách nó có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Nó cũng có thể tạo ra các đoạn code nhỏ để hoàn thiện code lớn hơn.
3. Tìm và khắc phục các lỗi
ChatGPT còn có khả năng định vị lỗi trong code và sửa nó. Để sửa lỗi, ChatGPT sẽ rà lại bộ code và tạo các đoạn code mới. ChatGPT có thể được sử dụng để tạo các trường hợp thử nghiệm nhằm đảm bảo chương trình có thể vận hành tốt hoặc để cung cấp một số gợi ý cho nhà phát triển. Nó cũng có thể được sử dụng để xử lý các vấn đề về các lỗi liên quan đến ngôn ngữ.
4. Code Documentation
Một hoạt động khiến các nhà phát triển không kém phần mệt mỏi khác đó chính là code documentation – viết tài liệu code. ChatGPT có thể giúp các nhà phát triển bỏ qua các phần công việc tẻ nhạt nhưng cần thiết cho hợp đồng thông minh như liệt kê các ví dụ sử dụng cũng như mô tả về các biến, lớp và hàm. ChatGPT có thể tạo các mẫu tài liệu và thêm nhận xét nhờ khả năng phân tích của chính mình.
5. Tạo ví
ChatGPT được thiết lập với một phần NLP training, tính năng đã khiến cho việc tạo giao diện người dùng theo các chức năng và tính năng của ví trở nên đơn giản vô cùng. Ngoài ra, ChatGPT còn có thể tạo các trường hợp thử nghiệm và dữ liệu thử nghiệm cho phần mềm ví để đảm bảo rằng nó hoạt động chính xác. Để người dùng tương tác với ví của mình , chatGPT cho phép tạo các truy vấn phản hồi theo yêu cầu hỗ trợ.