1, Poloniex là gì?
Sàn được thành lập bởi Tristan D’Agosta và hoạt động từ tháng 1 năm 2014 có trụ sở tại Wilmington, Delaware, USA. Ngày 29/8/2016, Poloniex được công nhận là một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ tiền tệ sau khi đăng ký với FinCEN (mạng lưới thi hành Luật pháp với các công ty tài chính tại Mỹ).
Vào năm 2019, Poloniex đã được Justin Sun – Founder của Tron Foundation mua lại từ tay Circle. Do đó, Poloniex sẽ không có token riêng, mà sử dụng đồng TRX cho các hoạt động của mình.
2. Chứng chỉ và giấy phép hoạt động
Financial Crimes Enforcement là đơn vị cấp giấy phép đăng ký hoạt động cho sàn Poloniex. Đây là cơ quan thi hành luật pháp tối cao tại Mỹ, chuyên làm việc với các tập đoàn, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Poloniex được cấp phép hoạt động tại 7 tiểu bang của Mỹ. Để có được loạt giấy phép này Poloniex phải đảm bảo các tiêu chí vô cùng khắt khe về mặt pháp lý, uy tín cũng như chất lượng hoạt động. Sàn sẽ phải chịu sự chi phối, quản lý nghiêm ngặt từ luật pháp Mỹ. Nếu trong quá trình hoạt động, phát hiện sự cố, hành vi gian lận khách hàng, Poloniex sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị áp dụng hình phạt mức cao từ cơ quan này.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Sàn giao dịch Poloniex
Ưu điểm:
– Công nghệ bảo mật tốt: Poloniex đã trải qua một đợt tấn công hack vào năm 2014. Từ đó, sàn này đã tập trung hơn vào các vấn đề bảo mật. Tính đến nay, sàn Poloniex không trải qua thêm đợt hack nào nữa.
– Phí nạp/rút coin khá rẻ: chỉ phải trả một khoản phí nhỏ để thực hiện nạp và rút coin trên sàn. Đây là ưu điểm giúp Poloniex cạnh tranh với các sàn khác.
– Phí giao dịch hợp lý: Mức phí cao nhất mà cần trả chỉ 0,2% cho giao dịch mua. Với lệnh bán chỉ phải trả 0,08% phí.
– Có thể mua tiền điện tử bằng thẻ Visa, Mastercard, Apple Pay.
– Sàn sử dụng TRX để phân chia tier volume giao dịch, điều này rất có lợi cho các bạn lưu trữ TRX
Nhược điểm:
– Việc sàn Poloniex đã từng bị hack là ưu điểm, cũng là một nhược điểm. Có khá nhiều người nghi ngờ về tính bảo mật của sàn. Đã bị hack 1 lần thì cũng có thể bị hack thêm lần nữa.
– Hỗ trợ người dùng chậm: Sàn Poloniex đã nhận được nhiều phản hồi và than phiền vì chăm sóc và hỗ trợ khách hàng rất chậm.
– Giao diện bố trí khác khác so với các sàn, nói chung khá khó nhìn ban đầu.
– Poloniex khá ít tính năng nếu so với những sàn khác như Kucoin, Binance, AscendEX,…
4. Các loại phí:
Phí giao dịch giao ngay & ký quỹ
Mức phí | Khối lượng giao dịch trong 30 ngày (USD) | Số dư đồng TRX (USD) | Phí tạo lệnh / khớp lệnh | Phí tạo lệnh / khớp lệnh đối với TRX | |
1 | < $50K | <$49 | 0,1450% / 0,1550% | 0,1015% / 0,1085% | |
2 | < $50K | ≥$49 | 0,1150% / 0,1250% | 0,0805% / 0,0875% | |
3 | $50K – $1M | ≥$0 | 0,1050% / 0,1200% | 0,0735% / 0,0840% | |
4 | $1M – $10M | ≥$0 | 0,0700% / 0,1150% | 0,0490% / 0,0805% | |
5 | $10M – $50M | ≥$0 | 0,0500% / 0,1100% | 0,0350% / 0,0770% | |
6 | $50M + | ≥$0 | 0,0200% / 0,1000% | 0,0140% / 0,0700% | |
Tài khoản Poloniex Plus Silver | 0,0000% / 0,0600% | 0,0000% / 0,0420% | |||
Tài khoản Poloniex Plus Gold | 0,0000% / 0,0400% | 0,0000% / 0,0280% |
Phí giao dịch được tính trên cơ sở mỗi giao dịch. Khi khối lượng giao dịch luân phiên trong 30 ngày của bạn tăng lên mức phí tiếp theo, tỷ lệ phí tạo lệnh / khớp lệnh của bạn sẽ giảm xuống. Cứ sau 24 giờ, khối lượng giao dịch trong 30 ngày và số dư TRX hiện tại của bạn sẽ được tính toán và mức phí của bạn sẽ được cập nhật linh hoạt theo cấu trúc ở trên.
Phí giao dịch tương lai
Phí giao dịch Hợp đồng tương lai là tiêu chuẩn cho tất cả các nhà giao dịch, bất kể khối lượng giao dịch trong 30 ngày của bạn.
PHÍ TẠO LỆNH / KHỚP LỆNH |
0,01% / 0,075% |
Phí lãi Ký quỹ
Các nhà giao dịch ký quỹ trả lãi cho người cho vay của họ dựa trên số tiền họ cho vay. Lãi suất được quy định trong đề nghị cho vay và được tính sau khi vị thế ký quỹ của bạn đã được đóng.
Các giao dịch ký quỹ cũng phải chịu phí giao dịch được nêu ở trên.
Phí cho Vay
15% lãi suất mà khách hàng cho vay thu được sẽ được sàn Poloniex thu làm phí cho vay.
Phí giao dịch nạp và rút tiền
Không tính phí nạp tiền điện tử vào tài khoản Poloniex. Khi rút tài sản từ ví của mình, sẽ có một khoản phí cố định cho mỗi tài sản để trang trải chi phí truyền phát một giao dịch qua mạng. Phí có thể thay đổi thường xuyên do tắc nghẽn mạng và các yếu tố khác. Khách hàng có thể xem phí giao dịch hiện tại cho từng loại tiền bằng cách điều hướng đến phần ‘Ví’ và chọn loại tiền phù hợp.
5. Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn Poloniex
Chuẩn bị trước khi đăng ký Poloniex:
Để việc đăng ký không tốn nhiều thời gian, các bạn chuẩn bị trước một số thứ theo danh sách sau:
- Địa chỉ email cá nhân hay sử dụng
- Ảnh chụp CCCD bao gồm: 1 ảnh mặt trước, 1 ảnh mặt sau và 1 ảnh selfie cùng mặt trước (mình sẽ hướng dẫn các bạn ở phần sau). Các bạn có thể sử dụng thẻ căn cước hoặc GPLX.
Điện thoại cài đặt sẵn ứng dụng Google Authenticator.
Bước 1: Đăng ký Poloniex
Truy cập vào đường link: https://poloniex.com/signup?c=XHT5WUGC
Chọn vào “Đăng ký”.
Điền địa chỉ email, mật khẩu, nhập lại mật khẩu, mã mời (nếu có) tương ứng bên dưới, và click vào ô đồng ý điều khoản. Sau đó bấm “Đăng ký”
Sàn Poloniex sẽ gửi đường link xác nhận đăng ký vào email, ấn vào đường link được gửi vào email của mình để kích hoạt tài khoản là hoàn tất.
Sau đó nhập email, mật khẩu đã đăng kí, rồi chọn “I’m not a robot” và nhấn “Đăng nhập” để đăng nhập vào sàn..
Bước 2: Xác minh danh tính – KYC
Trước tiên cần biết KYC là gì, KYC (Know Your Customer) là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư, Passport, địa chỉ,…
Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi đơn vị khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.
Để KYC tài khoản trên Poloniex, các bạn thực hiện như sau:
Từ giao diện trang chủ của Poloniex chọn biểu tượng cá nhân và chọn Hồ sơ.
Kéo xuống dưới, bấm vào bắt đầu sẽ đến trang KYC.
Nhập thông tin vào từng ô tương ứng như: quốc gia, họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà, thành phố, postal code (tra google để biết mã thành phố của mình) và số điện thoại, sau đó bấm gửi.
Bấm Start để bắt đầu KYC.
Chọn quốc gia và giấy tờ tiện để KYC. Ở đây mình chọn Identity card (chứng minh nhân dân, căn cước công dân).
Chọn phương thức upload ảnh.
Sau đó upload giấy tờ theo yêu cầu của sàn là hoàn tất.
Bước 3: Kích hoạt bảo mật 2 bước 2FA
Đây là bước giúp tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản trên sàn, mình luôn luôn khuyên các bạn phải kích hoạt 2FA.
Từ trang chủ bấm vào biểu tượng cá nhân, chọn 2FA.
Nhấn chọn “SETTINGS” bên góc phải màn hình.
Bảo mật 2 lớp 2FA
Chọn “2FA”.
Nhập mật khẩu tài khoản của bạn trong mục Password.
Thêm tài khoản Poloniex vào trình xác thực Google Authenticator bằng cách Scan QR Code. Lưu ý rằng người dùng nên ấn chọn “Print a backup of your recovery key” để lưu lại mã Backup và QR Code, bạn có thể truy cập vào tài khoản nếu mất điện thoại.
Lưu lại mã Backup và QR Code để phòng sự cố xảy ra
Nhập mã 6 chữ số được tạo bởi Authenticator và nhấn nút “Enable 2FA” là xong.
6. Ứng dụng Poloniex Mobile
Bạn có thể sử dụng một trong các ứng dụng Poloniex cho thiết bị Android hoặc iOS .
Các ứng dụng này thuận tiện cho việc giao dịch khi đang di chuyển, nhưng chúng không bao gồm tất cả các tính năng có sẵn trên trang web. Bạn không có quyền truy cập vào giao dịch ký quỹ, khả năng mua tiền điện tử bằng thẻ ngân hàng hoặc sử dụng cho vay ký quỹ hoặc nền tảng Poloniex IEO.
Tuy nhiên, đây vẫn là một lựa chọn tốt để giao dịch giao ngay, quản lý tài khoản, tạo cảnh báo và quản lý tài chính tiền điện tử của bạn bất cứ khi nào bạn không có máy tính
Kết luận
Rất ít sàn giao dịch tiền điện tử phải trải qua giai đoạn khó khăn của thị trường tiền ảo ban đầu mà Poloniex có, và do đó Poloniex được người dùng coi là một trong những sàn giao dịch an toàn nhất. Sau khi bị vi phạm chỉ một tháng sau khi ra mắt, Poloniex đã khắc phục được sự kiện đáng tiếc này và trở thành một sàn giao dịch tiền điện tử rất phổ biến, cung cấp các dịch vụ như cho vay và giao dịch ký quỹ tiền điện tử.
Tuy nhiên, đáng chú ý là Poloniex đã trở nên thay đổi chính sách kể từ khi chuyển trụ sở ra khỏi Mỹ. Chính vì vậy, bạn hãy thận trọng và không nên để một lượng đáng kể tài sản tiền điện tử trên sàn giao dịch này, hoặc bất kỳ sàn nào khác trong thời gian dài nếu thấy nghi ngờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sàn giao dịch Poloniex mà Kenhtrading muốn chia sẽ đến các bạn , đây không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về Poloniex và có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.
Team Research KenhTrading.com
Theo dõi Kenhtrading để cập nhật thêm thông tin:
*Telegram 1: https://t.me/ktsignal
*Telegram 2: https://t.me/kt_investment
*Youtube: https://www.youtube.com/kenhtrading
*Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhtrading
*Twitter: https://twitter.com/kenhtrading
*Fanpage: https://www.facebook.com/kenhtrading